top of page

6 SỰ KIỆN MÀ BẠN CẦN CHUẨN BỊ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH


1. Tìm và bắt đầu công việc đầu tiên

Giả sử bạn vừa mới tốt nghiệp và được chấp nhận làm việc ở một Công ty nào đó. Lần đầu tiên bạn thấy số tiền bạn kiếm được nhiều hơn số tiền mà bạn chi tiêu hàng tháng, cảm giác thật tuyệt vời, đúng không?

Bạn biết rằng đó là khi cuộc hành trình gắn bó với kiểm soát chính mình và tài chính cá nhân thực sự bắt đầu.



Thông thường, khoản tiền lương hàng tháng của bạn sẽ được Công ty giữ lại một phần để đóng bảo hiểm Xã hội, là một tài khoản tiết khiệm đến khi nghỉ hưu bạn sẽ được hưởng lương.

Với hầu hết chúng ta, lương những năm tháng đầu tiên đi làm không bao giờ có thể đủ để chi trả hết cho những mong muốn tưởng chừng "giới hạn" nhưng lại "vô hạn". Cân bằng giữa trải nghiệm ở tuổi trẻ và gây dựng của cải luôn có thể gây ra những "cuộc tranh cãi" trong đầu.

Vậy nên, nếu có thể làm việc cùng với một cố vấn tài chính cá nhân sớm sẽ giúp ích rất lớn trong việc xác định các mục tiêu nào được ưu tiên và chuyển những đồng tiền của mình vào đâu để tối ưu. Nếu không thể tìm đến Công ty giúp bạn lập kế hoạch tài chính cá nhân, hãy tự chủ động tìm kiếm các kiến thức trong lĩnh vực này và áp dụng càng sớm khi có thể bởi thời gian đang ở bên phe các bạn.

Ví dụ, bạn sau khi nhận lương có thể phân bổ số tiền đó cho các mục như " chi tiêu thiết yếu", "chi tiêu không thiết yếu", phần còn lại là bỏ vào quỹ Emergency Fund - quỹ khẩn cấp thường có giá trị bằng từ (Từ 6-12 lần) * mức chi tiêu hàng tháng.


2. Mua xe

Dù là bạn đang mong ước được "rước" em xe gì về nhà, thì cảm giác lần đầu tiên cũng thật phấn khích, phải không? Với sự kiện mua xe, việc đầu tiên hãy chủ động tìm kiếm dòng xe bạn mong muốn, tìm hiểu mức giá để xác định số tiền mình cần bỏ ra để sở hữu nó là bao nhiêu và hãy dự tính thời gian nào là lúc bạn muốn có (10 tháng hay 24 tháng hay 36 tháng tiếp theo).

Bạn càng tiết kiệm được nhiều trước khi mua thì càng giảm gánh nợ phải trả ngày bạn muốn lấy chiếc xe đó.

Hãy chia nhỏ số tiền bạn cần tiết kiệm đến hàng tháng, thậm chí đến hàng tuần, để biết bạn cần nỗ lực đến mức nào để có thể thực hiện được lần mua xe này.


3. Mua nhà

Đối với rất nhiều người, nhà là tài sản lớn trong đời mà họ từng mua. Do đó, chuẩn bị cho việc mua nhà là điều vô cùng cần thiết.

Bước đầu tiên là hãy xác định khoảng giá ngôi nhà mà bạn hoặc gia đình bạn có thể mua, căn nhà đó nằm ở khu vực nào và theo bạn nên rộng bao nhiêu để phù hợp với kế hoạch tương lai. Trong trường hợp cần vay thêm, mỗi tháng bạn nghĩ rằng mình có thể bỏ ra bao nhiêu để trả tiền gốc và lãi sau khi mua căn nhà đó mà vẫn đảm bảo các khoản chi tiêu và thực hiện các mục tiêu ngắn, dài hạn ưu tiên hơn.

Với ngần đó dữ kiện bạn có thể tính ra số tiền bạn cần tiết kiệm hàng tháng (hay thậm chí hàng tuần) và bao lâu sau bạn có thể mua được căn nhà đó.

Bạn nên "cất giữ" khoản tiền tiết kiệm của mình ở đâu để vừa an toàn, rút ra khi cần mà vẫn sinh lãi tối ưu, cũng là một câu hỏi mà bạn cần tự mình trả lời hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ của Cố vấn Tài chính cá nhân của bạn.


4. Thay đổi công việc

Tại một vài thời điểm nào đó, bạn sẽ cần chuyển việc. Đa phần chuyển việc mang lại cho bạn cơ hội gia tăng về thu nhập, hoặc lên những vị trí cao hơn. Trong trường hợp này, bạn sẽ có một số điểm cần lưu ý.

Trước tiên, rất có thể nơi bạn chuyển đến sẽ cho bạn quyền lợi về lương và bảo hiểm cao hơn so với nơi bạn đi, do đó, bạn cần chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết để chuyển đổi sớm theo yêu cầu của bộ phận HR.

Ngoài ra, do thu nhập có thay đổi, bạn cũng cần điều chỉnh lại cách phân bổ tài chính sao cho mỗi đồng thu nhập bạn kiếm được mang lại nhiều lợi ích nhất cho bạn và gia đình trong hiện tại và tương lai. Bạn có thể tự điều chỉnh hoặc tham khảo Cố vấn tài chính cá nhân của bạn.


5. Tiết kiệm cho con học Đại học

Sau mua nhà, tiết kiệm tiền cho con đi học Đại học cũng là một khoản lớn nếu gia đình bạn xác định cho con học ở nước ngoài. Kể cả học trong nước thì chi phí các trường Đại học cũng không còn quá thấp để không cần phải bận tâm.

Cũng giống như mọi sự kiện khác, không bao giờ là quá sớm để bắt đầu chuẩn bị cho nó.

Tuy nhiên đối với sự kiện này, thời gian có thể kéo dài khá lâu nên lựa chọn tài khoản nào để có thể đạt được mức lợi nhuận tối đa là điều bạn cần cân nhắc. Tại Việt Nam, chưa có bất kì quỹ nào nhận tiền cho mục đích này, bạn có thể tham khảo gửi tiết kiệm ngân hàng, hoặc mua chứng chỉ quỹ hoặc ETF để giảm thiểu rủi ro nhưng vẫn đảm bảo sinh lời tối ưu nhất cho khoản tiết kiệm của bạn.

Bạn có thể tham khảo Cố vấn của bạn về khoản tiết kiệm này.


6. Tiết kiệm cho nghỉ hưu

Từ nghỉ hưu nghe có vẻ thật "xa vời" nhưng nó sẽ đến nhanh hơn bạn tưởng tượng. Nếu bạn không chuẩn bị từ sớm, bạn có thể gặp khó khăn khi về già. Lên kế hoạch chi tiết cho nghỉ hưu chắc chắn sẽ dài hơn trong bài viết này rất nhiều. Nhưng một điều quan trọng là : bạn nên bắt đầu càng sớm càng tốt.

Công thức gợi ý: Dành 15% thu nhập hàng tháng tiết kiệm cho nghỉ hưu từ năm 25 đến 67 tuổi. Nếu bạn bắt đầu muộn hơn hãy nâng số % lên.

Tận dụng tối đa khoản tiền bảo hiểm mà nơi bạn làm việc đang đóng cho bạn và duy trì nó.

Do đây là một khoản tiết kiệm quan trọng, hãy gặp Cố vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Họ sẽ cho bạn một bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính hiện tại, xác lập mục tiêu và cùng bạn đi đến những mục tiêu đó.





22 views0 comments
bottom of page